Thủ tục tách công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại...

Thủ tục chia tách doanh nghiệp

Điều 150, Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 17 Nghị định 88/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục chia, tách doanh nghiệp được quy định như sau...

Chuyển đổi loại hình công ty

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi...

Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/6/2010) hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thì người mua phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân...

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh...

Bravolaw - Nơi hội tụ các chuyên gia tư vấn trình độ cao, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật.

Phong cách làm việc trẻ và năng động giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tối đa cho mỗi công việc. Chúng tôi luôn tạo ra dịch vụ với giá trị cao nhất và tiết kiệm nhất cho khách hàng.

Hotline: 0947 074 169 - 04 858 776 41 - 04 858 776 42.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh Bravolaw

Bravolaw công ty luật uy tín chuyên tiến hành
- thay doi von dieu le
- thay doi nguoi dai dien theo phap luat
- thay doi ten cong ty
- thay doi tru so cong ty

Quý khách sử dụng dịch vụ của Bravolaw sẽ được hưởng những ưu đãi miễn phí như:
Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ thay đổi.
- Tiến hành các thủ tục thay đổi tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Khách hàng sử dụng dịch vụ của Bravolaw, chúng tôi cam kết:
- Giảm 10% cho lần sử dụng dịch vụ tiếp theo;
- Cung cấp các văn bản miễn phí theo yêu cầu.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: Doanh Nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Luật này cũng quy định rõ tính chất, trách nhiệm, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức… của từng loại hình khác nhau:


1. Doanh Nghiệp Tư Nhân. 
  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân  tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có quy định ngành nghề giống nhau, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các ngành nghề kinh doanh sau khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân: Dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, bán tạp hóa, bán văn phòng phẩm, quà lưu niệm, bán buôn, bán lẻ thực phẩm…

2. Công ty TNHH một thành viên. 
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
  • Không được giảm vốn điều lệ
Đây là loại hình khá đặc biệt và khá phổ biến ở Việt Nam nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, chủ sở hữu cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ đã đăng ký của công ty. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể thuê, mướn giám đốc/ tổng giám đốc (Người đại diện theo pháp luật). Loại hình này phổ biến với rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn là 1 tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thì đây là 1 loại hình kinh doanh phù hợp nhất.
3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: có 2 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên góp vốn
Đây là loại hình phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn muốn hùn với với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì đây là sự lựa chọn thích hợp.

4. Công ty cổ phần
  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  • Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty
Nếu bạn muốn mở công ty có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức thì cổ phần là loại hình phù hợp. Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn, kinh nghiệm và uy tín như; Bất động sản, khách sạn, du lịch… Tuy nhiên nó phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép.

Thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

PHỤ LỤC III-12

TÊN DOANH NGHIỆP
———
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: ………….
…., ngày … tháng … năm………

THÔNG BÁO
V/v tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:…………………………………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh như sau:
Thời gian tạm ngừng: …………………………………………………
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm …………………
Thời điểm kết thúc tạm ngừng: Ngày ………. tháng ……….. năm ………………
Lý do tạm ngừng:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.

Kèm theo Thông báo:
- …………………..
- ………………….
- ………………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)